Phân tích benchmark trong game là gì

Nhận xét về benchmark trong game là gì là chủ đề trong bài viết hôm nay của Tengamehay.net

Benchmark được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, phổ biến nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Vậy benchmark là gì? Ý nghĩa của benchmark ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây nhé!

1. Khái niệm Benchmark

Benchmark là một hoặc một loạt bài kiểm tra được thiết kế nhằm đẩy mạnh hiệu suất của hệ thống hoặc các linh kiện cụ thể nào đó lên mức cao nhất và xem khả năng của chúng tới đâu. Thông thường, benchmark sẽ “chấm điểm” cho 3 loại linh kiện: card đồ họa, CPU và ổ cứng.

Khái niệm benchmark

– Đối với card đồ họa benchmark sẽ kiểm tra liệu dòng card đó có thể chạy render, dựng ra các khung cảnh nặng về đồ họa trong một tựa game nào đó hay không.

– Đối với CPU sẽ kiểm tra khối lượng công việc và tốc độ thực hiện các công việc đó. Thực tế, mỗi PC sẽ có một thế mạnh riêng và chỉ thực hiện tốt một loại công việc nào đó mà thôi. Chẳng hạn một số loại PC thì sẽ thích hợp để chơi game, một số khác thích hợp làm thiết kế đồ họa, tạo mô hình 3D và nhiều thứ khác nữa.

PC thì sẽ thích hợp để chơi game, một số khác thích hợp làm thiết kế đồ họa, tạo mô hình 3D

– Đối với ổ cứng SSD hoặc HDD sẽ kiểm tra xem tốc độ đọc, ghi dữ liệu thông qua các bài kiểm tra tuần tự và ngẫu nhiên. Kiểm tra tuần tự có nghĩa là sẽ cho ổ cứng đọc hoặc ghi một lượng lớn dữ liệu trên các ô nhớ liền kề bên trong ổ cứng. Còn kiểm tra ngẫu nhiên sẽ ghi vào các ô nhớ ngẫu nhiên. Ngoài ra còn có các bài kiểm tra với file dung lượng lớn (khoảng 50GB) để kiểm tra bộ nhớ cache của ổ cứng vì khi hết cache thì ổ cứng sẽ bị chậm lại.

2. Ý nghĩa của Benchmark trong công nghệ

Benchmark thì chỉ có một mục đích đó chính là “lấy số ra đo”. Số điểm benchmark sẽ cho chúng ta biết được con CPU hoặc GPU này như thế nào khi so với các dòng khác, mạnh hơn yếu hơn như thế nào.

Ý nghĩa của Benchmark trong công nghệ

3. Công dụng của Benchmark

Đánh giá card đồ họa thông qua điểm benchmark

Khi xem điểm benchmark của card đồ họa thì các bạn nên để ý đến hai yếu tố là độ phân giải và mức thiết lập đồ họa. Hai yếu tố này sẽ liên quan với nhau và ảnh hưởng đến điểm benchmark cuối cùng.

Đánh giá card đồ họa

Có 2 cách xem điểm benchmark

+ Xem từ công cụ benchmark tích hợp sẵn trong một tựa game nào đó: Để đánh giá trải nghiệm trên card đồ họa này có như kỳ vọng không.

+ Xem từ phần mềm riêng biệt: Các bạn sẽ dễ dàng so sánh các dòng card với nhau vì benchmark kiểu này thì mọi yếu tố bên ngoài sẽ giống nhau từ đầu đến cuối, chỉ khác phần card.

Đánh giá CPU thông qua điểm benchmark

Công việc của CPU là thực hiện tất cả mọi thứ từ chơi game, chỉnh sửa hình ảnh, tính toán, chạy chương trình. Nên điểm benchmark của CPU rất quan trọng trong việc so sánh dòng CPU này với các dòng CPU khác.

Đánh giá CPU

Đánh giá ổ cứng thông qua điểm benchmark

Điểm benchmark của ổ cứng chủ yếu là tốc độ đọc ghi dữ liệu, nếu các bạn cần di chuyển nhiều hình ảnh và video từ thẻ nhớ, ổ cứng ngoài vào PC thì nên chú ý thêm các bài kiểm tra truyền file dung lượng lớn.

Đánh giá ổ cứng

4. Các công cụ Benchmark phổ biến trong máy tính

Công cụ Benchmark cho CPU máy tính

+ PCMark 10: Dùng để chạy hàng loạt bài thử nghiệm cho chiếc máy tính của bạn. Ví dụ như kiểm tra hệ thống làm việc với bảng tính, cũng như các tác vụ như chỉnh sửa ảnh, gọi video hay tính toán vật lý để chơi game và duyệt web như thế nào.

Công cụ Benchmark cho CPU máy tính

+ CineBench: Công cụ phổ biến để xem CPU xử lý việc kết xuất video như thế nào.

Công cụ Benchmark cho GPU máy tính

+ MSI Afterburner: Công cụ cho phép người dùng ép xung và theo dõi hoạt động của các phần mềm ngay trong một chương trình, bao gồm biểu đồ thông số về tốc độ xung nhịp, nhiệt độ, mức dùng RAM, tốc độ quạt, và mức dùng CPU.

Công cụ Benchmark cho GPU máy tính

+ Unigine Suite: Công cụ cho phép đánh giá mức ảnh hưởng của độ xung lên GPU từ đó người dùng có điều chỉnh phù hợp với giới hạn chịu đựng của GPU máy.

Công cụ Benchmark cho HDD, SSD, USB

+ CrystalDiskMark: Là một tiện ích chấm điểm benchmark đơn giản cho các ổ đĩa cứng. CrystalDiskMark cho phép bạn có thể nhanh chóng đo tốc độ đọc ghi tuần tự và ghi ngẫu nhiên của ổ đĩa.

Công cụ Benchmark cho HDD, SSD, USB

+ ATTO Disk Benchmark: Là một phần mềm chấm điểm ổ đĩa miễn phí được sử dụng rộng rãi để giúp đánh giá hiệu suất của các hệ thống lưu trữ.

+ AS SSD Benchmark: Xác định hiệu suất ổ SSD.

5. Công cụ Benchmark cho CPU điện thoại

+ AnTuTu: Là một công cụ đánh giá đầy đủ tính năng, có thể kiểm tra nhiều loại phần cứng trong chiếc smartphone hay máy tính bảng.

Công cụ AnTuTu

+ Quadrant: Là một công cụ đánh giá nổi tiếng, có thể đánh giá nhiều loại phần cứng khác nhau trong thiết bị, bao gồm CPU, bộ nhớ và hiệu năng I/O.

Một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động

Các bạn đã phần nào nắm được benchmark là gì rồi phải không nào? Cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết này của mình nhé!