Đánh giá chứng minh thư nhân dân tiếng anh là gì

Nhận xét về chứng minh thư nhân dân tiếng anh là gì là ý tưởng trong bài viết hôm nay của Tengamehay.net

Khi tiến hành bất kỳ thủ tục hành chính trong các cơ quan nhà nước, trong nơi làm việc, trường học,…các cá nhân phải xuất trình chứng minh nhân dân. Đây là giấy tờ vô cùng quan trọng giúp xác định danh tính của mỗi công dân. Vậy chứng minh nhân dân tiếng Anh là gì? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên của Quý độc giả qua bài viết sau.

Chứng minh nhân dân là gì?

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Chứng minh nhân dân tiếng Anh là gì?

Chứng minh nhân dân tiếng Anh là national identity card (viết tắt là “ID card”) và được định nghĩa An national identity cardis a card given by competents of country to identify data about the individual such as full name, date of birth, address.

Một số thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến chứng minh nhân dân

– Các thông tin trên chứng minh nhân dân bằng tiếng Anh:

+ Identity card number: số chứng minh nhân dân;

+ Full name: Họ và tên;

+ Date of birth: ngày sinh;

+ Nationality: quốc tịch;

+ Place of permanent: địa chỉ thường trú;

+ Ethnic: dân tộc;

+ Religion: tôn giáo;

+ Left forefinger: ngón trỏ trái;

+ Right forefinger: ngón trỏ phải;

+ Individual traces and deformities: Đặc điểm nhận dạng;

– Các thuật ngữ về thủ tục liên quan đến chứng minh nhân dân:

+ Cấp chứng minh nhân dân: issue identity card;

+ Đổi chứng minh nhân dân: change identity card;

+ Cấp lại chứng minh nhân dân: re-issued identity card.

Đặc điểm của chứng minh nhân dân

Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.

– Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.

– Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp; ký tên và đóng dấu.

Đối tượng được cấp chứng minh nhân dân

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCA về chứng minh nhân dân thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được cấp CMND, trừ các đối tượng sau:

– Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình

Các trường hợp nói trên nếu khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam, thời hạn thi hành án phạt tù hoặc hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì được cấp Chứng minh nhân dân.

Thủ tục cấp Chứng minh nhân dân

Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên,đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ phải đến cơ quan Công an làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân. Khi đi cần mang theo: hộ khẩu thường trú; 02 ảnh 04×06 cm được chụp trong 06 tháng gần nhất.

Sau khi hoàn thành thủ tục trên, công dân sẽ phải in vân tay và khai các biểu mẫu theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay cơ quan nhà nước đang tiến hành việc cấp căn cước công dân có gắn chíp điện tử cho người dân. Vậy chứng minh nhân dân và căn cước công dân có gì khác biệt không? Trong trường hợp này,chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng hay không? là những vấn đề rất được quan tâm trong xã hội hiện nay.

Chứng minh nhân dân khác gì so với căn cước công dân?

Mặc dù đều là loại giấy tờ tùy thân dùng để xác định danh tính, đảm bảo công tác quản lý của nhà nước về dân cư nhưng 02 loại giấy tờ này vẫn có điểm khác biệt sau:

Tiêu chí

CMND 12 số

Thẻ Căn cước công dân

Khái niệm

CMND là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định

(Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP)

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân

(khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014)

Số CMND/thẻ Căn cước công dân

Gồm 12 số tự nhiên

Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp 01 CMND và 01 số CMND riêng

Gồm 12 số tự nhiên

Kích cỡ, hình dạng thẻ

– Hình chữ nhật

– Chiều dài 85,6mm

– Chiều rộng 53,98mm

– Hình chữ nhật

– Bốn góc được cắt tròn

– Chiều dài 85,6 mm

– Chiều rộng 53,98 mm

– Độ dày 0,76 mm

Nội dung mặt trước của thẻ

– Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm

– Có giá trị đến (ngày, tháng, năm)

– Tiêu ngữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

– Chữ “Chứng minh nhân dân”

– Số CMND (12 số)

– Họ và tên khai sinh

– Họ và tên gọi khác

– Ngày tháng năm sinh

– Giới tính

– Dân tộc

– Quê quán

– Nơi thường trú

– Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân

– Có giá trị đến

– Tiêu ngữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

– Dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”

– Số

– Họ và tên

– Ngày, tháng, năm sinh

– Giới tính

– Quốc tịch

– Quê quán

– Nơi thường trú

Nội dung mặt sau của thẻ

– Mã vạch 02 chiều

– Ô trên: vân tay ngón trỏ trái

– Ô dưới: vân tay ngón trỏ phải

– Đặc điểm nhận dạng

– Ngày tháng năm cấp CMND

– Chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu

– Trên cùng là mã vạch hai chiều

– Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ Căn cước công dân

– Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân

Thời hạn sử dụng

15 năm, kể từ ngày cấp, đổi, cấp lại. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Vật liệu làm thẻ

Chất liệu nhựa, ngoài cùng của 02 mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt Giống CMND 12 số

Thời gian thực hiện thủ tục

Tại thành phố, thị xã:

– Cấp mới, cấp đổi: không quá 07 ngày làm việc.

– Cấp lại: không quá 15 ngày làm việc.

Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo:

Không quá 20 ngày làm việc.

Các khu vực còn lại:

Không quá 15 ngày làm việc.

Tại thành phố, thị xã:

– Cấp mới, cấp đổi: không quá 07 ngày làm việc.

– Cấp lại: không quá 15 ngày làm việc.

Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo:

Không quá 20 ngày làm việc.

Các khu vực còn lại:

Không quá 15 ngày làm việc.

Mức phí cấp mới, đổi, cấp lại

Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera)

– Cấp mới: 30.000 đồng

– Cấp đổi: 50.000 đồng

– Cấp lại: 70.000 đồng

– Cấp mới: 20.000 đồng

– Cấp đổi: 40.000 đồng

– Cấp lại: 60.000 đồng

Tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí CMND mới bằng 50% mức thu trên

– Cấp mới, cấp đổi khi đến tuổi, chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng

– Cấp đổi do bị hư hỏng, sai sót: 50.000 đồng

– Cấp lại: 70.000 đồng

Tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí cấp Căn cước công dân bằng 50% mức thu

Sau khi tìm hiểu những thông tin cơ bản về chứng minh nhân dân, trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi xin giới thiệu chứng minh nhân dân tiếng Anh là gì?

Trên đây là những tư vấn chứng minh nhân dân tiếng Anh là gì?. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 6557 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.