Review fov trong game là gì

Tổng hợp fov trong game là gì là ý tưởng trong bài viết hôm nay của Tengamehay.net

Với bài hướng dẫn thiết lập tinh chỉnh đồ họa game này, mong sẽ giúp bạn đọc trải nghiệm trò chơi yêu thích một cách tốt nhất, với cấu hình PC sẵn có.

Đang xem: Fov trong game là gì

Điều đầu tiên bạn thường làm khi vào menu chính của tựa game PC mới cài đặt là gì, trước khi nhảy vào New Game? Với người viết thì sẽ là vọc phần tùy chọn, tinh chỉnh đồ họa! Những trò chơi càng có phần nhìn bắt mắt thì số lượng tinh chỉnh đồ họa càng nhiều.

*

“Sát thủ” phần cứng một thời: Crysis 3

Đối với những người không quen với các mục thiết lập và công dụng của từng mục, thì hẳn sẽ gặp khó khăn không chỉ trong việc hiểu mà còn làm thế nào tinh chỉnh đồ họa để đạt hiệu năng tốt nhất. Ngoài ra, việc dự đoán việc game thể hiện như thế nào trong những khung cảm khác nhau cũng rất quan trọng

Nhưng với bài hướng dẫn thiết lập tinh chỉnh đồ họa của Gamespot, bạn đọc có thể đưa ra quyết định, chọn ra mục nào xứng đáng giữ lại và mục nào không cần thiết, phải “hy sinh” để trải nghiệm tựa game một cách tốt nhất, với cấu hình PC sẵn có.

Mục lục:

Frames-per-second

V-Sync and Refresh Rate

Resolution

Field of View (FOV)

Anti-Aliasing (AA)

Types of Anti-Aliasing

Anisotropic Filtering (AF)

Ambient Occlusion

Bloom

Motion Blur

Tessellation

Depth of Field

Texture Quality

Shadow Quality

Shadow Distance

Frames per Second

Giải thích:

Frames per Second – số khung hình mỗi giây (fps) – không phải “góc nhìn người thứ nhất” trong trường hợp này- chính cái tên đã nói lên tất cả. Đó là số lượng khung hình được chiếu trên màn hình trong một giây. Số fps càng cao, trò chơi vận hành càng mượt mà. Đây không phải là một mục thiết lập thực sự trong game, nhưng nó sẽ quyết định đến những tùy chọn đồ họa mà bạn cần sử dụng và tinh chỉnh chúng ở mức độ thiết lập nào.

Một số yếu tố quyết định đến vấn đề khung hình của trò chơi: sức mạnh phần cứng của PC, cường độ của các thiết lập hình ảnh trong game, và các yêu cầu từ bộ công cụ đồ họa (enginee) mà hãng phát triển dùng để làm nên game đó,… cùng với nhiều yếu tố khác. Bạn nên hiểu rõ cấu hình máy tính của mình mạnh yếu ra sao để điều chỉnh các thiết lập phù hợp để đạt được tốc độ khung hình ổn định trong suốt thời gian trải nghiệm.

Các game thủ trên các hệ máy chơi game khác nhau, sẽ có một cột mốc fps “mơ ước” khác nhau; một số thì thấy 40 fps đến 50fps là đủ xài, số khác hài lòng với chỉ khoảng 30 fps. Nhưng trên PC, “tiêu chuẩn vàng” của mọi tay chơi phải là 60 fps.

Hầu hết các màn hình Monitor và TV có tốc độ làm tươi (refresh rate) 60Hz, do đó 60 fps sẽ là tỷ lệ khung hình có thể nhận biết được cao nhất. Nhưng hiện tai, các màn hình cao cấp còn có khả năng lên đến 120Hz và 144Hz, cho phép trò chơi vụt lên đến con số 120 fps và 144 fps tương ứng. Những khác biệt này rất đáng chú ý, đặc biệt là trong các trò chơi có nhịp độ dồn dập, đòi hỏi phản xạ nhanh nhạy của người chơi.

Có gì trong ảnh chụp screenshot:

264 fps trong CS:GO

Tất nhiên, không thể diễn tả khung hình/giây trong ảnh chụp screenshot một cách toàn vẹn, vì vậy xin hãy tạm hài lòng với bộ đếm fps tích hợp sẵn trong Steam của game Counter-Strike: Global Offensive. Như đã nói ở phía trên, trò chơi đạt mức 264 fps – quá mức cần thiết để hiển thị trên fresh rate 60Hz hiện có và chỉ phù hợp với con số 60 fps. CS: GO là một game bắn súng đầy tính cạnh tranh khốc liệt, mà chỉ cần một tích tắc phản ứng cũng quyết định đến chiến thắng và thất bại. Do đó, việc phát huy hết tiềm năng chiếc màn hình của bạn là điều tối quan trọng.

Gợi ý:

Yếu tố này phụ thuộc vào thể loại game bạn đang chơi. Đối với một game chiến thuật theo lượt như XCOM 2, chúng ta có thể hy sinh một vài khung hình mỗi giây để tận hưởng những hình ảnh tuyệt mỹ mà nó mang lại.

Nhưng đối với một trò chơi đầy tính cạnh tranh, có nhịp độ nhanh như Battlefield 1, chúng ta sẽ cần tinh chỉnh các thiết lập cho mục chơi Multiplayer để duy trì một con số 60 fps ổn định.

Vertical Sync (VSync) và Refresh Rate

Giải thích:

V-Sync là phương pháp khóa tỷ lệ khung hình của trò chơi vào Refresh Rate (tần số quét, tần số làm tươi) của màn hình mà bạn sở hữu. Bằng cách giữ cho tỷ lệ khung hình và tần số refresh đồng bộ, hiện tượng rách hình (screen tearing) được loại bỏ. Rách hình xuất hiện khi góc quay camera của trò chơi di chuyển theo chiều ngang và hình ảnh phát ra lại không thẳng hàng. Các frame được hiển thị theo chiều dọc, đó là lý do mà “rách hình” chỉ xảy ra theo chiều ngang.

Refresh Rate là tần số mà tại đó một màn hình xuất ra các khung hình tĩnh – và bao lâu thì nó làm mới hình ảnh để hiển thị trên màn hình. Một màn hình có Refresh Rate 60Hz chỉ có khả năng trình chiếu khung hình 60 lần một giây và sẽ xảy ra tình trạng thắt nút cổ chai, tắc nghẽn fps nếu máy tính của bạn sản xuất ra số fps vượt mức này.

Tuy nhiên, cũng có những hạn chế. V-Sync giữ lại dữ liệu khung hình, kết quả sẽ xuất hiện Input Lag (độ trễ giữa thời gian monitor nhận được tín hiệu cho tới khi tín hiệu đó được hiển thị trên màn hình).

Nếu bạn di con trỏ chuột của bạn vòng quanh màn hình với V-Sync được kích hoạt, bạn có thể cảm nhận độ trễ. Vì vậy, các game thủ thi đấu chuyên nghiệp luôn muốn vô hiệu hóa V-Sync bởi việc bị lag như thế này ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác trong các thao tác đòi hỏi phản ứng nhanh nhẹn.

Nvidia và AMD cũng đã tạo ra G-Sync và Freesync tương ứng, cho một vài màn hình nhất định. Điều này làm cho tần số làm tươi của màn hình phải thích ứng nhanh với số lượng fps được xuất ra của game, nhằm tránh tình trạng rách hình mà không bị ảnh hưởng bởi độ trễ.

Có gì trong ảnh chụp screenshot:

Dễ dàng nhận ra đường “rách” ngang trong Dead Rising 2

Nếu bạn tìm kiếm thuật ngữ “rách hình-screen tearing” bạn hẳn sẽ thấy ảnh chụp ví dụ này của Dead Rising 2. Nó cho thấy những gì xảy ra khi tốc độ khung hình frame rate và tần số làm tươi refresh rate không đồng bộ khi tắt V-Sync.

Gợi ý:

Chúng tôi sẽ đưa ra lời đề nghị là nên tắt V-Sync, khi mà input lag sẽ làm cho phần điều khiển trở nên khó khăn và bạn vào thế bất lợi trong những tình huống căng thẳng.

Người viết nhận thấy rằng chơi game ở chế độ cửa sổ không viền ( Borderless Windowed) thay vì Fullscreen giúp làm giảm tình trạng rách hình. Hoặc thực hiện việc can thiệp giới hạn khung hình thông qua driver card đồ họa hoặc tinh chỉnh trong chính trò chơi cũng có thể giữ cho số lần “rách hình” xuất hiện ở mức tối thiểu.

Resolution

Giải thích:

Resolution – độ phân giải – chỉ đơn giản là số lượng điểm ảnh (chấm màu) được hiển thị trên màn hình. Độ phân giải càng cao, hình ảnh càng sắc nét. Một màn hình có độ phân giải cao hơn sẽ trông sắc nét hơn, nhưng tất nhiên nó cũng sẽ tốn bộn tiền hơn cho chiếc máy tính của bạn.

Việc vân hành game ngon lành ở độ phân giải 4K (3840×2160) có thể là một kỳ khó khăn, vì phần cứng được yêu cầu phải đáp ứng số lượng điểm ảnh (pixel) nhiều gấp 4 lần độ phân giải 1080p (1920×1080).

Nhiều trò chơi trên console hiện vẫn còn thực hiện việc kết xuất đồ họa ở độ phân giải 720p (1280×720), rõ ràng không hề trung thực trong việc quảng cáo sẽ hỗ trợ các màn hình có độ phân giải cao hơn. Bất kỳ độ phân giải nào mà thấp hơn độ phân giải thực của màn hình, ảnh sẽ sẽ bị kéo dãn ra và trông mờ hơn rất nhiều.

Thêm một điều quan trọng là tìm hiểu về mật độ điểm ảnh. Độ nét của ảnh có liên quan đến số lượng điểm ảnh và kích thước màn hình của bạn. Độ phân giải 1080p trên một màn hình 24-inch sẽ trông sắc nét hơn nhiều so với trên một TV 32-inch. Đáng chú ý là điều này còn phụ thuộc vào khoảng cách bạn ngồi tới màn hình.

Xem thêm: Dr. Mundo Tốc Chiến – Hướng Dẫn Cách Chơi Dr

Có gì trong ảnh chụp screenshot:

Hitman và sự khác biệt giữa các độ phân giải

Đây là một ảnh chụp màn hình từ game Hitman (2016) từ cảnh bãi biển trong nhiệm vụ Sapienza. Ảnh chụp minh họa ban đầu là 4K, sau đó thu nhỏ lại đến 1080p và 720p để nhấn mạnh sự khác biệt trong mỗi trường hợp.

Gợi ý:

Dùng độ phân giải tương thích với màn hình của bạn. Một vài màn hình 28-inch 4K sẽ kết xuất hình ảnh 1440p tạm ổn. Nhưng để đạt được độ sắc nét thực của độ phân giải 4K là điều cực kỳ khó, không đáng cho bạn bỏ tiền để mua một con monitor 4K mà không được tận hưởng sức mạnh mà độ phân giải này mang lại.

Field of view (FOV)

Giải thích:

Field of view (FOV- trường nhìn) là góc mà bạn nhìn và quan sát thế giới thông qua các camera trong game, được đo trong bởi sự tăng giảm của các góc đơn. Đặt trường nhìn FOV càng cao, tầm nhìn ngoại vi bạn nhận được càng lớn, nhưng đổi lại nó sẽ khiến phần hình ảnh trung tâm bị cách xa hơn. Tăng FOV quá nhiều sẽ làm cho hình ảnh trông như thể bạn đang nhìn thông qua một ống kính mắt cá (fisheye len), trong khá kỳ cục.

Thường là một lợi thế khi để FOV cao trong các game bắn súng, vì nó giúp hiển thị nhiều hơn các khu vực xung quanh. Điều này sẽ ngốn thêm một chút yêu cầu về phần cứng, khi máy cần phải hoạt động nhiều hơn để kết xuất thêm các tài nguyên khác cần hiển thị của game.

Có gì trong ảnh chụp screenshot:

Quan sát được nhiều hơn nhưng tâm lại xa hơn

Doom (2016) sở hữu một thanh trượt FOV cho phép tinh chỉnh trong khoảng 90-130, và bốn cài đặt khác nhau được hiển thị ở đây. Hãy chú ý đến đầu con quỷ và những cột nhọn ở bên trái và bên phải. Như ta có thể thấy: khi tăng FOV, những hình ảnh về cột nhọn trong tầm nhìn ngoại vi của bạn càng trở nên bao quát hơn, nhưng đầu con quỷ cũng xuất hiện xa hơn.

Gợi ý:

Game thường để mức FOV mặc định hơi thấp một chút, khiến quá trình chơi game không thật sự thoải mái và dễ gây chóng mặt.

Nếu nhà phát triển đâm lười, không tích hợp sẵn tùy chỉnh trong menu Option, bạn có thể cần phải tìm ra cách để tăng FOV, hoặc thông qua một ứng dụng của bên thứ ba hoặc tự tay chỉnh sửa tập tin dữ liệu của trò chơi.

Chúng tôi khuyến nghị bạn thử qua một loạt các mức FOV khác nhau để tìm ra góc nhìn ưng ý nhất. Thông thường thì cứ để mốc chỉnh nằm ngay chính giữa thanh đo FOV là ổn nhất.

Anti-Aliasing

Giải thích:

Trong khi một số kỹ thuật có thể thực hiện chống răng cưa, tất cả đều nhằm mục đích để sửa chữa các vấn đề tương tự: các cạnh lởm chởm của bề mặt cong cùng các đối tượng vật thể.

Các cạnh thô và lởm chởm trông từa tựa như một cầu thang, hiện tượng này này được gọi là răng cưa (aliasing). Anti-aliasing sẽ tiến hành mài dũa các góc cạnh thô không cần thiết, bằng cách pha trộn màu sắc của các điểm ảnh xung quanh đối tượng để tạo ra ảo giác nhẵn thín.

Có gì trong ảnh chụp screenshot:

Tính năng chống/khử răng cưa thông thường là một tính năng đồ họa sát phần cứng, may thay Counter-Strike: Global Offensive là một trong số những trò chơi không yêu cầu cao về cấu hình. Vì vậy hoàn toàn hợp lý để bật tính năng anti-aliasing thần thánh, giúp chống răng cưa và làm cho phần nhìn của game thêm nuột nà.

Các đường dây điện là tâm điểm chú ý của ảnh screenshot, nhưng các ăng-ten trên mái nhà bên phải và các mép của ống ngắm trông cũng đã mượt hơn hẳn.

Gợi ý:

Màn hình độ phân giải cao sẽ giảm thiểu những tác động tiêu cực của hiện tượng răng cưa. Nhưng ngay cả ở 4K, nó cũng dễ dàng nhận ra khi bạn đến đủ gần. Một chút tính năng chống răng cưa sẽ giúp ích rất nhiều đấy. Còn nếu sức mạnh phần cứng không phải là một mối quan tâm đáng kể đối với bạn, thì cứ thoải mái bật Anti-aliasing mà tận hưởng thôi.

Các loại Anti-Aliasing

Giải thích:

Anti-aliasing là một thiết lập đồ họa quan trọng cần lưu ý, nhưng hiện có một loạt các phương pháp để chống răng cưa. Hãy cùng nhìn và đánh giá từng điểm mạnh yếu mà mỗi phương pháp mang lại nhé.

MSAA – Multi-sample anti-aliasing là loại phổ biến nhất. Giải thích dễ hiểu thì, MSAA chỉ tìm ra các cạnh gồ ghề của vật thể và tiến hành khử răng cưa cho nó. Sau khi dùng thuật toán “Z-test” để nhận biết các cạnh của vật thể, card đồ họa sẽ tiến hành lấy mẫu màu của các pixel trên cạnh này. Sau đó, nó sẽ thay thế các pixel kế bên bằng các pixel có màu sắc trung gian, tùy vào vị trí và số mẫu được lấy của nó. Số mẫu càng cao (2x, 4x, 8x), càng yêu cầu nhiều sức mạnh GPU để tính toán, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất.

FXAA – Fast approximate anti-aliasing là một phương pháp nhanh gọn lẹ để làm mịn hình ảnh. Thay vì phân tích từng khung hình và tính toán hình học tỉ mỉ như MSAA, FXAA áp dụng các hiệu ứng làm mịn cho toàn bộ hình ảnh một cách khá bừa bãi. Điều này giúp tăng tốc độ xử lý của GPU, nhưng kết quả thường cho ra một ảnh có phần mờ nhòe hơn về tổng thể.

TXAA/MLAA – Temporal anti-aliasing(Nvidia)/morphological anti-aliasing(AMD) cũng như nhau. Tương tự MSAA, nhưng nó sử dụng dữ liệu khung hình trước để tạo ra các mẫu màu trong khung hình hiện tại – và cho ra một kết quả khả quan hơn.

SSAA – SuperSampling anti-aliasing là phương pháp đòi hỏi yêu cầu cấu hình khắt khe nhất, nhưng bù lại, tạo ra hình ảnh “sạch” nhất. Nó sẽ ra lệnh cho card màn hình kết xuất hình ảnh ở độ phân giải cao hơn độ phân giải ban đầu, sau đó thu và co hình ảnh lại để phù hợp với độ phân giải màn hình của bạn. Kết quả đạt được là hình ảnh trở nên mịn màng, trơn tru, đánh bay răng cưa tại các cạnh, hay vân bề mặt. Tất nhiên, cái giá phải trả là card màn hình sẽ gồng gánh khối công việc gấp 3,4 lần bình thường.

Có gì trong ảnh chụp screenshot:

Dishonored 2 có phần lựa chọn tinh chỉnh cao cho TXAA, và bạn có thể thấy nó được kích hoạt phía bên phải. Phần đường ray là tâm điểm của ảnh chụp, nhưng cũng chú ý tới các bệ cửa sổ và viền ngoài của cây cối.

Gợi ý:

Tuy SSAA mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc, nó lại là thứ quá xa xỉ với hầu hết các cấu hình máy tính tầm trung hiện nay. Nếu một trò chơi hỗ trợ nhiều phương án anti-aliasing, hãy chịu khó kiểm tra từng loại để xem loại nào cân bằng tốt nhất cả 2 tiêu chí chất lượng hình ảnh và hiệu suất.

Xem thêm: Singed Tốc Chiến – Cách Chơi : Lên Đồ, Bảng Ngọc, Bổ Trợ, Kỹ Năng

Trong phần lớn trường hợp, đó sẽ là TXAA/MLAA, nhưng MSAA nhìều khi cũng hoạt động tốt. Trong khi đó FXAA, với sự “lười biếng” của mình chỉ nên xếp chót, bởi bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng trò chơi trở nên mờ hơn hẳn khi bật tính năng khử răng cưa này lên.