Freight Cost là gì? Liệu Freight Cost có phải là thuật ngữ “cước biển” hay không? Hãy cùng tengamehay.net tìm hiểu nhé!
Khái niệm Freight Cost
Cước biển trong tiếng anh gọi là Freight Cost, là khoản chi phí để vận chuyển hàng hóa trên một container hoặc trên một CBM. Tùy theo các tuyến đường và hãng tàu, thậm chí là Forwarder, mà có mức cước khác nhau.
Freight Cost là gì?
Vậy ai là người chi trả cho khoản phí này?
Về nguyên tắc thì các hãng tàu sẽ thu trực tiếp khoản phí này tùy theo điều kiện giao hàng (Incoterm 2000 hoặc Incoterm 2010)
Ví dụ:
Nếu mua hàng theo điều kiện EXW, FCA, FOB, FAS thì người mua phải trả khoản phí này. Ngược lại nếu bạn bán hàng theo điều kiện này thì bạn không phải bận tâm về điều đó.
Nếu bạn mua hàng theo điều kiện CFR, CIP, CPT, DAT, DAP, DDP, CIF hoặc các điều kiện khác chỉ tồn tại trong incoterm 2000 như DES, DDU, DEQ, DAF thì bạn tạm thời không phải lo lắng về khoản này, ngược lại người bán sẽ chị mọi chi phí vận chuyển đến nơi quy định của điều kiện giao hàng đó.
Nếu bạn chưa am hiểu về thanh toán quốc tế và vận chuyển thì bạn nên nghiên cứu nhiều từ các nguồn thông tin chia sẽ, từ giáo viên, hoặc từ các bậc tiền bối, hoặc cấp trên của bạn để từ đó nó sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc thương lượng giá cả với nhà cung cấp.
Các loại phụ phí thường gặp trong vận tải biển
Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm ngoài cước biển trong biểu giá của hãng tàu hay của công hội. Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, bùng phát chiến tranh…). Các phụ phí này thường thay đổi, và trong một số trường hợp, các thông báo phụ phí mới hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng trong thời gian rất ngắn trước khi áp dụng.
1. BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu Ngoài cước biển, Hãng tàu ở một số tuyến đường dài như Mỹ, Đức về Việt Nam có thu chủ hàng phí này để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)…
2. CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ Là khoản phụ phí hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…
3. COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…
4. DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.
5. PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Panama Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama
6. PCS (Port Congestion Surcharge) Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).
7. PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.
8. SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez (Tuyến từ Hamburg (Đức) về Đông nam á, trung quốc, hàn quốc, nhật bản…
9. THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng Phí THC gồm các phí con như sau: Lift On – Lift Off (LO/LO), Handing,
10. WRS (War Risk Surcharge): Phụ phí chiến tranh Phụ phí này thu từ chủ hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do rủi ro chiến tranh, như: phí bảo hiểm…
11. EBS: Emergency Bunkers Surcharge Phụ phí xăng dầu Đây là loại phụ phí hãng tàu thu để bù cho khoản thâm hut do biến động giá dầu, cước này phát sinh đối với các tuyến vận chuyển trong khu vực châu Á
12. CIC : Container Imbalance Charge hoặc CIS: Container Imbalance Surcharge
Phí mất cân bằng container đối với hàng nguyên công (FCL). – Phí phụ trội hàng nhập đối với hàng lẻ LCL
Bản quyền thuộc về Công ty Oder hàng trung quốc, một thành viên của Vĩnh Cát Logistics
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP VẬN VĨNH CÁT LOGISTICS
Địa chỉ: Tòa HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: Mr Hưng 0936.740.689
Email: [email protected]
Website: https://orderhangtrungquoc.vn