Trong bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào cũng cần những Manager để phân bổ và quản lý công việc. Vậy Manager là gì? Công việc của Manager ra sao? Để trở thành một Manager giỏi cần có những kỹ năng gì?
Manager là ai?
Manager là người quản lý hay còn gọi là trưởng phòng – người phụ trách quản lý công việc, quản lý nhân viên của một bộ phân trong công ty, doanh nghiệp.
Công việc của một Manager bao gồm việc theo dõi, đánh giá chất lượng và hiệu suất công việc của nhân viên hoặc một nhóm phụ trách; xử lý, giám sát các tình huống bất ngờ trong công việc hay tiếp nhận phân công công việc khác từ ban điều hành, giám đốc và tổng giám đốc..
Là một nhà quản lý giỏi, bạn được đòi hỏi rất nhiều kỹ năng (Nguồn: Internet)
Các bộ phận khác trong nhà hàng
Bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào hoạt động cũng cần có cơ cấu nhân sự rõ ràng để thuận lợi trong quá trình hoạt động và đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Và nhà hàng cũng vậy, ngoài Manager, còn bao gồm nhiều bộ phận có mối liên hệ hợp tác lẫn nhau, như: Giám đốc nhà hàng có trách nhiệm và quyền hạn điều hành cao nhất, quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của nhà hàng; Phó giám đốc hỗ trợ quản lý nhà hàng các công việc liên quan đến quản lý, giám sát thay mặt GĐ khi GĐ vắng mặt; Giám sát nhà hàng.
Bên cạnh đó, còn có các Quản lý Bộ phận và nhân viên của các bộ phận khác như: Bộ phận Phục vụ, bộ phận Lễ tân, bộ phận Bar, bộ phận Buồng phòng, bộ phận An ninh, bộ phận Thu ngân (bao gồm kế toán trưởng, nhân viên kế toán), bộ phận Bếp (Bếp trưởng, Bếp phó, Phụ bếp), nhân viên Vệ sinh.
Sự khác nhau giữa Leader và Manager
Manager là người có khả năng giao phó công việc, đưa ra những ý tưởng mới, đồng thời chịu trách nhiệm với những gì họ làm và những người mà họ đang quản lý. Manager còn phải hiểu rõ và quyết định việc ai sẽ là người leader trong một nhóm. Trong khi đó, leader là người đứng đầu trong một nhóm và đảm bảo nhân viên phát huy hết khả năng để hoàn thành tốt công việc.
Không chỉ vậy, Manager là người sẽ duy trì và vận hành để kế hoạch được hoạch định diễn ra một cách trơn tru. Và Leader sẽ là người chịu trách nhiệm, hướng dẫn cụ thể, chú ý đến nhân viên cấp dưới để kiểm soát họ thực hiện theo đúng nhiệm vụ của mình.
Tóm lại, muốn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao cần phải có sự phối hợp giữa Manager và Leader.
Manager là người có tầm nhìn xa và chịu trách nhiệm quan trọng đối với một kế hoạch của công ty (Ảnh: Internet)
Những kỹ năng và tố chất mà một Manager cần có
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Trước hết, người quản lý phải là người có khả năng ứng xử, giao tiếp và có tiếng nói trong một tập thể. Kỹ năng này thể hiện ở việc trình bày, giải thích vấn đề một cách thấu đáo, rõ ràng, dễ hiểu và thuyết phục được người khác. Khi giao tiếp với nhân viên, Manager cần ăn nói thẳng thắn, trung thực; với cấp trên lịch sự, đúng mực; đối với khách hàng cần ăn nói khéo léo, thuyết phục… Và khi nói chuyện, bạn cần sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, chân thành và có những cử chỉ giao tiếp phù hợp.
Chân thành, tôn trọng người khác và công bằng
Trong công việc, nếu bạn cảm thấy khúc mắc, không giải quyết được phải giải thích với nhóm làm việc liên quan bằng thái độ chân thành. Không chỉ nói không duyệt là xong, bởi điều này sẽ gây cảm giác khó chịu hoặc ức chế cho cấp dưới.
Khi quản lý công việc và nhân sự, Manager phải công bằng, tôn trọng nhân viên. Khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra giữa các nhân viên thì Manager phải là người đứng giữa phân xử công bằng không thiên vị bất cứ một nhân viên nào. Hoặc khi nhân viên có sáng kiến mới hoặc thành tích nổi bật, Manager cần khen ngợi và có đề xuất cấp trên khen thưởng kịp thời để nhân viên cố gắng phấn đấu hơn nữa.
Có tầm nhìn
Manager phải biết cách định hướng phát triển của phòng và bộ phận mình quản lý. Vì thế, Manager đòi hỏi hiểu được mục đích của công ty, lên kế hoạch ngắn và dài hạn cho bộ phận mình quản lý có thể đạt được mục tiêu đó.
Trong quá trình làm việc, mỗi ngày Manager phải tiếp nhận và xử lý rất nhiều tình huống xảy ra, bắt buộc Manager phải tìm ra hướng giải quyết thấu đáo và có tầm nhìn nhất. Đôi khi, việc được mất phải được cân nhắc kỹ lưỡng, Manager phải biết hy sinh những cái được trước mắt để có được lợi ích về lâu dài.
Để trở thành một Manager đòi hỏi phải có nhiều tố chất, năng lực và kỹ năng (Ảnh: Internet)
Khả năng quan sát xung quanh và học hỏi
Khi đã đảm nhiệm vị trí quản lý, không đồng nghĩa với việc ngừng học hỏi và trau dồi. Học hỏi ở đây không chỉ về kỹ thuật, kỹ năng quản lý mà còn phải biết quan sát những ưu điểm của các nhân sự trong bộ phận để tích lũy thêm kinh nghiệm, cách giải quyết vấn đề, về tư duy. Và anh tìm hiểu thêm vai trò và trách nhiệm của các thành viên để từ đó phối hợp làm việc tốt hơn.
Kỹ năng giải quyết vấn đề thấu đáo
Giải quyết công việc một cách thấu đáo là trách nhiệm và kỹ năng quan trọng không thể thiếu của người quản lý. Khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra và cần giải quyết, người quản lý phải tìm hiểu rõ nguồn gốc vấn đề do đâu, sau đó phân tích, lật ngược vấn đề và nhìn nhận từ nhiều phía để từ đó tìm ra hướng giải quyết thật phù hợp.
Mặc dù có trách nhiệm quản lý rất nhiều hạng mục công việc khác nhau, cùng với đó phải đảm bảo đủ các kỹ năng cần thiết như trên, tuy nhiên, một quản lý được nhận mức lương thường rất hấp dẫn. Do vậy, nếu bạn đang định hướng trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp? hay muốn thăng tiến hơn nữa trong sự nghiệp của mình? hãy không ngừng học hỏi. Và đừng quên tìm đọc thêm các bài viết khác tại CET để đúc kết cho bản thân thật nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích nhé.