OTT là gì?
Gần đây dịch vụ OTT được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông và trở thành mối lo ngại thực sự cho các nhà mạng. Tuy nhiên khái niệm OTT dường như vẫn còn khá xa lạ và khó hiểu đối với nhiều người. Một phần vì bản thân cái tên OTT đã là một khái niệm khá mơ hồ và chung chung chứ không tường minh như nhiều tên gọi dịch vụ khác. Song ngoài vỏ bọc chung chung đó, dịch vụ OTT thực ra khá dễ hiểu.
Về cơ bản, có thể hiểu các dịch vụ OTT là những dịch vụ gia tăng trên nền mạng Internet (phát thanh, truyền hình, nhắn tin, VOIP…) do các nhà cung cấp dịch vụ nội dung thực hiện mà không phải do các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trực tiếp mang đến.
OTT là thuật ngữ viết tắt có tên gọi đầy đủ tiếng Anh là Over-The-Top. Dịch vụ OTT phá vỡ các kênh phân phối truyền thống như mạng viễn thông hoặc nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Miễn có kết nối internet tại nhà hoặc qua mạng di động, bạn có thể truy cập dịch vụ OTT một cách thoải mái.
Các thuê bao dịch vụ OTT có mối quan hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ OTT mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp mạng internet nào. Cho dù sử dụng mạng của nhà khai thác nào hay loại mạng nào (hữu tuyến hay vô tuyến) thì người tiêu dùng đều nhận được các dịch vụ trên bất kỳ mạng dữ liệu gì mà họ kết nối.
Các dịch vụ OTT thường được thu tiền thông qua đăng ký trả phí, nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: Một số nền tảng truyền hình OTT như FPT Play có thể xem miễn phí trong ứng dụng hoặc mất phí nếu bạn muốn xem các nội dung cao cấp hơn.
Ứng dụng OTT FPT Play
Tại sao nên dùng OTT?
Vậy tại sao nên dùng OTT thay vì các ứng dụng dịch vụ truyền thống?
-
Nội dung có giá trị cao với chi phí thấp.
-
Nội dung gốc: Trong những năm gần đây, các nhà cung cấp OTT như FPT Play đã bắt đầu sản xuất nội dung gốc chỉ có sẵn thông qua dịch vụ của họ. Các nền tảng như HBO Go và Disney + cũng có giấy phép phát trực tuyến độc quyền cho nội dung được truyền hình trước đó.
-
Khả năng tương thích với nhiều thiết bị: Nhiều năm trước xem truyền hình cáp cần có một bộ giải mã truyền hình. Ngày nay chúng ta có thể xem nội dung OTT từ rất nhiều các thiết bị. Bất kỳ chủ tài khoản nào cũng có thể tận hưởng trải nghiệm OTT tương tự từ máy chơi game, điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc TV thông minh.
Nội dung OTT được truyền tải như thế nào?
Cơ sở hạ tầng mạng của các nhà cung cấp dịch vụ internet là yếu tố chủ chốt để cung cấp các dịch vụ OTT. Mạng internet ban đầu được thiết lập chủ yếu dành cho các ứng dụng thoại và tin nhắn SMS. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của dữ liệu và các giao diện truyền thông mở, hạ tầng mạng đã trở thành một nền tảng hỗ trợ đối với các ứng dụng cụ thể.
Điều duy nhất khách hàng cần là kết nối internet và có một thiết bị tương thích.
-
Thiết bị di động: Điện thoại thông minh và máy tính bảng có thể tải xuống ứng dụng OTT từ các kho ứng dụng của Google Play, App Store…
-
Máy tính cá nhân: Hầu hết các máy tính đều hỗ trợ xem nội dung OTT thông qua các ứng dụng hoặc trình duyệt web trên máy tính để bàn.
-
Smart TV: Các mẫu TV mới nhất thường bao gồm các ứng dụng OTT được cài đặt sẵn hoặc cung cấp cho người dùng tùy chọn tải xuống như FPT Play, VTV ON, Nexflix, Clip TV….
-
Các phương tiện kỹ thuật số: Các thiết bị của bên thứ ba như Apple TV hỗ trợ một loạt các giải pháp OTT. Nhiều máy chơi game video hiện đại như Xbox, Play Staysion cũng có khả năng tải xuống và chạy các ứng dụng OTT.
Các thiết bị sử dụng ứng dụng OTT
Các nội dung điển hình cho OTT
Công nghệ OTT thực sự bao gồm hàng loạt các nội dung dựa trên internet mà người dùng chưa biết đến:
-
Video: Truyền phát video là phiên bản được công nhận rộng rãi nhất của các dịch vụ truyền thông OTT. Các nền tảng phổ biến bao gồm các nền tảng đăng ký như Netflix, FPT Play… các cửa hàng trả tiền như iTunes và các dịch vụ dựa trên quảng cáo như YouTube.
-
Âm thanh: Truyền phát âm thanh cũng có thể thông qua các giải pháp OTT. Ví dụ phổ biến bao gồm các đài phát thanh internet và podcast.
-
Nhắn tin: Dịch vụ nhắn tin tức thời dựa trên OTT kết nối người dùng trực tiếp thông qua kết nối internet, bỏ qua SMS di động. Facebook, Google, Skype, WeChat và nhiều thương hiệu khác có phiên bản của các dịch vụ này.
-
VOIP: Các nền tảng gọi thoại như Skype và WeChat, Zalo… hoạt động bằng các giao thức internet được coi là dịch vụ OTT. Trong một số trường hợp, các dịch vụ này có thể tích hợp với các mạng điện thoại di động để tăng cường các tính năng nhất định.
OTT và tương lai phía trước
Sự phát triển mạnh của các OTT đang là xu hướng không thể tránh khỏi, do đó các nhà khai thác cần có những chiến lược hợp lý để tham gia vào phân khúc này. Nhiều nhà phân tích cho rằng các nhà mạng cần sáng tạo và linh hoạt hơn trong phân khúc OTT, nếu không sẽ có thể mất đi một cơ hội tăng trưởng và trở thành nhà cung cấp băng thông đơn thuần.
Sự thành công của nhà cung cấp OTT phụ thuộc vào sự phong phú của nội dung/dịch vụ mà họ cung cấp. Mặt khác, các nhà mạng cũng được hưởng lợi từ các dịch vụ OTT cung cấp cho các thuê bao của mình.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, chiến lược tối ưu cho các nhà mạng đối với phân khúc OTT là khuyến khích sự phát triển của OTT, đồng thời tham gia xây dựng hạ tầng lưu trữ và phân phối, nhằm góp phần thúc đẩy sáng tạo các nội dung phong phú mới. Lớp hạ tầng này được coi là phân lớp liền kề và nằm giữa các nhà cung cấp nội dung/dịch vụ và nhà mạng.
Ở đây xuất hiện cả quan hệ đối tác và quan hệ cạnh tranh – quan hệ đối tác đối với hạ tầng mạng chung để cung cấp dịch vụ cho các thuê bao và quan hệ cạnh tranh đối với hạ tầng riêng mà cung cấp các dịch vụ như điện toán đám mây cho khách hàng doanh nghiệp.