Thuật ngữ Premium tùy theo góc nhìn của mỗi người và đối với các lĩnh vực khác nhau lại được hiểu với những ý nghĩa riêng biệt. Premium đối với lĩnh vực Marketing là một trong những nội dung quan trọng, đặc biệt là với ngành Marketing truyền thông quảng cáo. Nhằm khẳng định các sản phẩm cao cấp như các dòng điện thoại, máy tính. Cùng theo dõi nhé!
1. Premium là gì?
Về cơ bản, Premium thể hiện cho “tính cao cấp, chất lượng, uy tín” của các giao dịch trực tiếp (Direct Sales), các gói quảng cáo được mua trước và đảm bảo (Guaranteed), nội dung hay của những tập người dùng tiềm năng (Audience).
Những dịch vụ hay hàng hóa được gắn mác “Premium” thường được giao dịch với mức giá eCPM cao hơn so với các dịch vụ, hàng hóa còn lại.
Những nhà xuất bản “cao cấp” (Premium Publisher) lại muốn bán những nội dung “chọn lọc” (Premium Content) với mức giá xứng đáng (Premium Price).
Theo đó mà các thương hiệu muốn kiểm soát ngữ cảnh và tương tác quảng cáo (Premium Context & Engagement) khắt khe hơn để đáp ứng trọn vẹn hơn nhu cầu của tập khách hàng “cao cấp” (Premium Audience) mà các thương hiệu đang hướng tới.
2. Định nghĩa Premium trong lĩnh vực Marketing
– Premium Pricing
“Giá thành đi liền với chất lượng” là quan điểm của không ít người dùng hiện nay. Bởi vậy mà nhóm khách hàng này sẵn sàng chi trả một mức giá cao để đổi lấy chất lượng của sản phẩm, dịch vụ tương xứng, đáp ứng nhu cầu cao của họ.
Với cách định giá Premium, doanh nghiệp sẽ định một mức giá cao hơn so với các sản phẩm, dịch vụ thay thế của các doanh nghiệp đối thủ.
Bao bì sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi, bảo hành, vận chuyển… là những yếu tố cần thiết cho một mức giá Premium mà doanh nghiệp cần chú trọng bên cạnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ chính.
Là một thương hiệu xe hơi sang trọng có giá cao, Mercedes Benz phục vụ cho một phân khúc ngách trong phân khúc cao cấp. Đó là những người coi trọng chất lượng hơn giá cả, vì thế mà mức giá luôn ở mức cao hơn. Do đó, chiến lược định giá hỗn hợp của Mercedes Benz là chiến lược định giá cao cấp (Premium Price) dựa trên tính năng và sự cạnh tranh của nó.
– Premium Content
Nội dung là xương sống của hoạt động xuất bản và cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng dịch vụ, hàng hóa. Premium Content là những nội dung chứa thông tin chất lượng, tin tức cập nhật, lượt xem và độ lan truyền cao.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về content cũng như quy trình viết một bài content thì tham khảo bài viết Content Marketing là gì? Quy trình để xây dựng content chuyên nghiệp nhé!
Lấy ví dụ đối với kênh truyền hình, Premium Content là những chương trình được phát sóng trong “khung giờ vàng” – những chương trình có giá trị sản xuất cao nhất với tỷ suất người xem vượt trội.
Các quảng cáo trong khung giờ này thường phải chi trả một mức phí khổng lồ, nhưng điều đó chưa bao giờ thôi hấp dẫn và giúp các nhà xuất bản/ nhà đài thu hút quảng cáo.
Như vậy có thể thấy, khi nội dung được chú trọng, nhà quảng cáo phải chi rất nhiều chi phí để tiếp cận đại trà lượng lớn khán giả trên các nội dung cao cấp. Tuy nhiên, hiệu quả lại không thực sự tương xứng và chưa đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra của nhà quảng cáo.
– Premium Audience
Trong thời đại 4.0, khi content được cụ thể thành những lượt hiển thị hay dữ liệu người dùng thì Premium cũng được gắn với một tập người dùng cao cấp.
Tuy nhiên, thay vì tập trung mua các vị trí quảng cáo nhắm đến đối tượng khách hàng chuyên biệt và phù hợp thì nhà quảng cáo lại chạy theo số lượng, lượng nhấp chuột thật ảo lẫn lộn cùng những định dạng banner kém hiệu quả.
Điều này đã nhanh chóng gây sức ép eCPM đến đà phá giá. Trong thị trường mà mọi giá trị đều bị đánh đồng thì các dữ liệu người dùng chất lượng cao không thể phát huy được vai trò bởi không thể tách biệt đâu là inventory Premium và Non-Premium.
– Premium Context & Engagement
Thang đo hiệu quả quảng cáo “độ gắn kết/mỗi lượt xem” (Thay cho thang đo cũ “tổng lượt xem”) đã tạo nên những giao dịch mới đặc trưng và phù hợp hơn cho thị trường thế giới tự động hóa.
Nếu như trong một thị trường mở (Open exchange), thương hiệu muốn kiểm soát ngữ cảnh của quảng cáo trở thành điều khó được đáp ứng thì trong một thị trường riêng (Private exchange), điều này hoàn toàn có thể.
Việc kiểm soát ngữ cảnh thông qua một danh sách nhà xuất bản có chọn lọc (Premium Publisher) và sự hỗ trợ từ các giải pháp giao dịch trực tiếp sử dụng công nghệ tự động hóa.
Theo đó, người mua chấp nhận từ bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ chế định giá theo cung cầu thị trường để đổi lấy sự đảm bảo. Giá của những ngữ cảnh an toàn cho hình ảnh thương hiệu hay của những vị trí quảng cáo có độ gắn kết cao, giờ được quy định bởi người bán (Publisher).
Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, nhà quảng cáo hoàn toàn có thể đảm bảo hiệu quả mà không nhất thiết phải trả một mức giá cao cho các giao dịch trực tiếp với Publisher. Điều này khả thi nếu có một chiến lược đấu giá thông minh trong thị trường mở.
Đối với các Publisher, nếu muốn nâng cao giá bán eCPM, họ phải hiểu rõ thứ họ đang kinh doanh và khách hàng của họ. Mặc dù trong một thị trường thế giới tự động bị đánh đồng nhưng những giá trị Premium vẫn sẽ tăng vọt nếu được bán tách riêng trong một thị trường riêng.
Tham khảo một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động
Trên đây là những kiến thức về thuật ngữ Premium trong giới Marketing. Hy vọng bài viết này đã củng cố thêm thông tin cũng như giúp bạn giải đáp các thắc mắc về thuật ngữ Premium này.