Khi sử dụng máy tính laptop, pc cài hệ điều hành windows thì chắc hẳn nhiều người khi gặp lỗi tìm kiếm phương pháp khắc phục luông được nghe về tính năng troubleshoot trên máy tính. Để hiểu đơn giản thì cũng chỉ có vậy nhưng cũng có rất nhiều tò mò muốn tìm hiểu về Troubleshooting là gì cũng như nhưng thông tin liên quan và cách sử dụng tính năng này trên thiết bị thì có thể tham khảo thêm các phần thông tin ở bên dưới đây
TroubleShooting là gì?
TroubleShoot tên đầy đủ của nó là “Trouble Shooting Tool” có chức năng là chẩn đoán và sửa chữa lỗi của máy một cách tự động. Chức năng của TroubleShooting là rất qua trọng để tìm kiếm và vá lỗi cho máy tính của mọi người, ngay cả đối với những người “low-tech” nhất thì vẫn có thể thực hiện với vài thao tác đơn giản, nhanh chóng nhất. Có thể nói đây là công cụ giúp chúng ta khắc phục được hầu hết các lỗi nhẹ, cơ bản nhất.
Tác dụng của Troubleshooting là gì?
Tính năng này được microsoft tích hợp trên hệ thống của mình nhằm mục đích giúp cho người dùng hệ điều hành của họ có thể có một công cụ giúp chuẩn đoán những lỗi gặp phải trên máy tính laptop, pc và có thể khắc phục được chỉ với một vài thao tác mà ở phần dưới mình sẽ chia sẻ chi tiết hơn. Thực chất công cụ này không hề toàn năng mà nó chỉ có thể giải quyết được một số các triệu chứng nhẹ như lỗi IP mạng, phần mềm hệ thống gặp trục trặc… chứ khi gặp phải nhiều tình huống khó hơn thì TroubleShoot hoàn toàn vô dụng.
Cách dùng TroubleShooting trên windows 7/ 8/ 10
Bước 1:Đối với việc sử dụng công cụ TroubleShoot này thì áp dụng được cho 2 phiên bản cập nhật khác nhau của windows mà mình sẽ nói ở phần bên dưới đây
– Đối với Windows 7, anh chị hãy chọn Start để tìm kiếm từ khoá Control Panel, lúc này màn hình xuất hiện bảng chọn mới, nhấn chọn TroubleShooting ở cột đầu tiên.
– Đối với Windows 8/8.1/10, anh chị nhấn chuột phải vào Start sau đó chọn Control Panel và cuối cùng là TroubleShooting. Chú ý là ở mục View by chúng ta phải để chúng ở trạng thái Large icons nhé.
Tiếp đến, hộp thoại của TroubleShooting xuất hiện như sau:
Tại đây, một vài lựa chọn như dò xét lỗi tự động sẽ được gợi ý, điều cơ bản là ở phần mềm và phần cứng driver, mạng và bảo mật cho máy, được phân ra theo từng loại và lỗi khác nhau. Ta có thể bấm View all để được hiển thị các lỗi cụ thể và chi tiết hơn, để dễ quan sát.
Nếu anh chị muốn kiểm tra xem driver có đang bị lỗi gì hay không, thì ta sẽ làm các bước như sau.
Bước 2: Đầu tiên chọn Configure a device (ô vuông đỏ mình khoanh tròn ở bên dưới)
Bước 3: Khi hộp thoại đã hiện lên. Ta bấm chọn Next để quá trình quét lỗi và sửa lỗi được bắt đầu.
Khi hệ thống đã quét xong sẽ hiện lên danh sách các lỗi máy đang tồn tại, và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho người dùng. Việc của chúng ta chỉ là kích vào tất cả các mục bất kì có liên quan và làm theo để công cụ tự vá lỗi. Khi máy tính chúng ta gặp lỗi, có thể nói đến như lỗi kết nối wifi chập chờn, kết nối wifi có dấu chấm than mà anh chị không biết cách khắc phục, thì có thể tìm đến mục Internet Connections và nhấn chọn Run the TroubleShoot. Ví dụ khác nữa ở đây máy đang gặp lỗi về driver Bluetooth, và máy đưa ra cách giải quyết là cài đặt lên driver. Còn cách thứ hai là bỏ qua nó, nếu anh chị cảm thấy không cần thiết phải sửa lỗi này, và trong quá trình làm việc mình cũng không cần đến. Ở đây, mình sẽ chọn cách đầu tiên: Apply this fix để làm ví dụ.
Bước 4: Sau khi đã hoàn thành quá trình sửa lỗi. Hệ thống sẽ yêu cầu ta khởi động máy để kết thúc. Lúc này ta cũng có hai lựa chọn: một là apply tức đồng ý, hai là skip để bỏ qua. Nhưng tốt nhất chúng ta vẫn nên chọn apply để tiến hành fix lỗi diễn ra trơn tru, hoàn tất.
Vậy là hoàn thành quá trình sửa lỗi với vài bước đơn giản, tương tự với lỗi của driver bluetooth, chúng ta cũng có thể dễ dàng thực hiện các lỗi khác nữa. Mọi lỗi gặp phải, cũng như đề xuất giải quyết đều được đưa ra nhanh gọn nhất. Tuy nhiên phần mềm này chỉ sửa được những lỗi nhỏ, đối với các lỗi nặng thì ta có thể phải reset lại win, đưa về trạng thái như lúc mới mua máy về, cách này dường như có thể giải quyết được nhiều lỗi khó, và rất hiệu quả đấy.
Tổng kết
Trên đây là thông tin về Troubleshooting là gì cũng như một số cách làm được rút ra từ kinh nghiệm bản thân mình cũng như tìm hiểu chọn lọc từ mọi người chia sẻ đến bạn trong phần mục wiki thuộc blog hỗ trơ. Nếu có thắc mắc, khó khăn nào hay thâm chị là cảm thấy chỗ nào trong chủ đề giải đáp Troubleshooting trong quá trình thực hiện đừng ngại ngần để lại bình luận bên dưới, tengamehay.net sẽ luôn cố gắng để kịp thời giải đáp nhé.