Vậy là bạn sắp sửa ra mắt một ứng dụng mới? Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ “Soft launch” chưa? (Tạm dịch là “Phát hành thử”).
Soft launch là một hình thức phát hành app tới một đối tượng users đặc biệt để nhận được phản hồi, góp ý chất lượng, qua đó tinh chỉnh app trước khi ra mắt trên cộng đồng users lớn. Các developers cá nhân thường soft launch tại các diễn đàn ứng dụng di động, nhờ các thành viên trong diễn đàn sử dụng thử app và đưa nhận xét.
Phân tích những phản hồi, góp ý, các developers có thể cải thiện app một cách đáng kể, và app sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn khi được phát hành chính thức trước cộng đồng users lớn. Các công ty làm game hàng đầu như Supercell, King, Wooga, Zynga đều chi hàng triệu đô để test game theo cách này trước khi phát hành game của họ ra thị trường.
Vậy, trong giai đoạn soft-launch này, các developers sẽ đi tìm câu trả lời cho bài toán “Game của tôi đã đủ hấp dẫn chưa? Nếu chưa thì cần làm gì để cải thiện?” Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ 4 cách đo lường độ hấp dẫn của game trong giai đoạn soft launch.
Trước hết, cần nhớ rằng, không game nào là giống nhau hoàn toàn. Cách đo lường này có thể phù hợp với game này nhưng lại không phù hợp với game khác. Vì thế, điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến là tìm hiểu và lên kế hoạch. Sau đây là một số điều cần nắm được trước khi bắt đầu đo lường, đánh giá độ hiệu quả một soft launch
- Một cách đo lường “tốt” phụ thuộc vào thể loại game. Ví dụ, game chạy vượt ngại vật như Temple Run hay Minion Rush thì có lượng retention cao, nhưng lại đem về ít doanh thu bình quân trên mỗi người chơi; các game chiến lược thì ngược lại.
- Người chơi tại các quốc gia khác nhau có hành vi khác nhau. Ví dụ, người chơi tại các quốc gia Đông Nam Á như Philipines hay Mã Lai hay Việt Nam thì chơi game nhiều nhưng lại chi tiền ít. Các quốc gia tại Bắc Mỹ hay Châu Âu thì thời gian chơi game không nhiều như các quốc gia Đông Nam Á nhưng họ bạo chi hơn nhiều. Vì vậy, nếu hình thức kiếm tiền của bạn là treo quảng cáo thì nghĩ đến Đông Nam Á, còn bạn kiếm tiền qua In-App Purchasse thì nghĩ đến Châu Âu hay Bắc Mỹ.
- Tùy vào khả năng và đặc tính của app, bạn sẽ soft launch tới nhiều hay ít người để có kết quả test tốt nhất. Với cá nhân tôi, ít nhất nên là 10000 người.
Bây giờ bạn đã nắm được những điều cơ bản rồi, bây giờ chúng ta sẽ đến với 4 cách đo lường hiệu quả cho chiến dịch soft-launch của bạn.
1. Tỷ lệ Retention trong thời gian đầu
Đầu tiên, bạn hãy quan sát tỉ lệ những users mà quay trở lại chơi game. Hãy quan sát xem liệu họ có tiếp tục chơi game của bạn của họ sau các quãng thời gian 1 ngày, 7 ngày, 28 ngày. Mỗi loại game có một đặc tính và hành vi người dùng khác nhau, nhưng trung bình, tỉ lệ users tiếp tục chơi game là 40/20/10 (phần trăm) sau lần lượt 1/7/28 (ngày).
Con số này có ý nghĩa gì? Nó cho bạn biết game của bạn hấp dẫn đến mức nào. Tỉ lệ retention cao thì … tất nhiên game của bạn hấp dẫn người chơi, nó khiến họ mở máy và chơi game thường xuyên.
Ngược lại, tỉ lệ retention thấp trong thời gian đầu thì hơi đáng lo, nhưng bạn có thể cải thiện bằng cách tinh chỉnh những trải nghiệm đầu tiên mà game đem đến cho users. Trong rất nhiều trường hợp, game của bạn thực sự hấp dẫn, nhưng những trải nghiệm đầu tiên mà game đem không thực sự tốt thì những người chơi ít kiên nhẫn sẽ không ngần ngại “bỏ rơi” nó. Hãy nghĩ về những hình ảnh đầu tiên người chơi nhìn thấy, những tương tác đầu tiên mà người chơi thực hiện.
Tuy nhiên, nếu tỉ lệ retention thời gian sau này vẫn thấp thì rất đáng lo ngại. “Tôi cho rằng sẽ rất khó để cải thiện tỉ lệ retention trong thời gian sau mà không thay có một sự thay đổi lớn trong game. Bạn thậm chí sẽ cần phải xây dựng một trải nghiệm game mới hoàn toàn.” Josh Burns – cố vấn ngành game đi động cho hay.
2. Doanh thu bình quân trên mỗi người chơi.
Với các games free-to-play, thì doanh thu chính vẫn đến từ in-app purchases, dù hình thức quảng cáo trong app đang ngày càng phát triển. Doanh thu bình quân trên mỗi người chơi khác nhau trên mỗi thể loại game, nhưng thông thường con số này rơi vao khoảng $3.
Con số này có ý nghĩa gì? Bất chấp bạn sử dụng hình thức In-app Purchase hay treo quảng cáo như thế nào, doanh thu càng cao thì chứng tỏ của game của bạn càng hấp dẫn.
3. Doanh thu bình quân trên mỗi người chơi chi tiền
Khác với doanh thu trên mỗi người chơi – doanh thu được trên chia trên tổng số lượng người chơi, doanh thu bình quân trên mỗi người chơi chi tiền là tổng doanh thu chia cho số lượng những người chơi mua một thứ gì đó trong game. Trên thực tế, sẽ có một phần nhỏ người chơi thực sự “ghiền” game của bạn, chính họ sẽ đem lại phần lớn doanh thu cho game.
Con số này có ý nghĩa gì? Phân tích con số này để nắm được phần nào, đặc tính nào của game đem lại nhiều doanh thu nhất. Tập trung vào cải thiện trải nghiệm game tại những phần, đặc tính đó.
4. Tỉ lệ chuyển đổi (Conversion rate)
Doanh thu bình quân trên mỗi người chơi chi tiền chưa phân tích được những người chơi không chi tiền trong game. Tuy nhiên họ lại là số đông – những góp ý, phản hồi của họ rất quan trọng cho giai đoạn soft launch. Quan trọng hơn, bạn cần phải chuyển hóa những người chơi miễn phí này thành những người chơi chi tiền. Thông thường thì, tỉ Bài toán cho developers Việt: cải thiện chất lượng userslệ chuyển đổi rơi vào khoảng 1-2%, những game chất lượng có thể đạt đến 5%.
Con số này có ý nghĩa gì? Tất nhiên, tỉ lệ chuyển đổi là một trong các minh chứng rõ nhất cho thấy game của bạn có sức hút thế nào. Tuy nhiên, bạn cần quan sát xem khi nào thì người chơi chuyển hóa thành người chơi chi tiền và quá trình chuyển đổi diễn ra như thế nào. Nếu sự thay đổi này đem lại tỉ lệ chuyển đổi cao hơn sự thay đổi khác thì bạn đã biết đâu là thay đổi đúng đắn.
Lời kết
4 chỉ số trên là những thông số “cứng” – nó không mang định kiến cá nhân và phản ánh khá chính xác độ hấp dẫn của game. Tôi hy vọng nó có thể giúp bạn “mài giũa” app của mình trước khi đưa nó ra biển lớn. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, cuối cùng, bạn làm game cho con người, vì vậy mỗi lần soft launch, đừng quên thu thập cẩn tỉ mỉ góp ý của từng người vào nhé!
Comments
comments