Bài viết này tôi xin giải thích một số cài đặt trong game hiện nay, một điều tưởng chừng như ai cũng biết, nhưng để hiểu về tác dụng của chúng thì không phải ai cũng biết.
Bình thường khi cài đặt một tựa game mới, chúng ta thường để ý xem cấu hình của máy có đủ đáp ứng yêu cầu để khởi động lên hay không, hay thậm chí là cấu hình có đủ mạnh để “Max settings” hay không? Vậy thế nào là Max Settings và những settings cần thiết để đạt max ở đây là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu.
Resolution: Độ phân giải
Game thủ thường nghe thấy cụm từ này ở mọi thiết bị điện tử có màn hình, nhất là khi chơi game. Độ phân giải quyết định lớn trong việc trải nghiệm game của người dùng.
Độ phân giải được tính bằng số lượng pixel theo chiều dọc nhân với số lượng pixel theo chiều ngang của màn hình. Ví dụ như: 1920 x 1080. Con số này càng cao đòi hỏi một cấu hình máy càng mạnh để có thể đáp ứng được số lượng điểm ảnh càng lớn có thể xuất ra được màn hình. May mắn là với công nghệ bây giờ để có thể chơi được độ phân giải Full HD là điều không còn khó, với một dàn máy chỉ tầm hơn 10 triệu, bạn đã có thể chơi tốt với cấu hình để mức thấp.
Aspect Ratio: Tỷ lệ màn hình
Tỉ lệ của màn hình được tính bằng chiều ngang/chiều dọc của màn hình, ví dụ: những chiếc màn hình vuông có tỉ lệ 4:3, màn hình LCD thường có tỉ lể 16:9 hoặc 21:9.
Như game Dota 2, tôi lấy trong hình ví dụ trên, bạn có thể thấy tỉ lệ màn hình lớn cho tầm nhìn bản đồ lớn hơn điều này giúp game thủ có thể bao quát rõ ràng tình huống.
Ngoài 2 cài đặt cần chú ý trên thì phần cài đặt hình ảnh cơ bản chỉ còn lại Window Mode (trạng thái màn hình làm việc): bạn có thể thiết lập Full-screen (toàn màn hình) hoặc Windowed (chạy dưới dạng cửa sổ); Refresh Rate cùng V-sync tôi đã có giải thích trong một bài trước
[fresh_embepost pid=”164855″]
Về phần nâng cao, tùy thuộc vào game khác nhau mà nhà phát triển để tùy chọn nâng cao trong Quality Settings hoặc Advanced Setting khác nhau.
Tuy nhiên, bạn chỉ cần chú ý vào một số mục sau đây.
Model/Texture Detail/Resolution: Độ chi tiết hình ảnh/vật thể
Có thể dễ dàng giải thích phần này bằng hình ảnh sau đây:
Hình ảnh trên được lấy từ game Battlefield 3, tựa game này cung cấp 3 tùy chọn cho mục Texture Detail từ thấp đến cao là: Low, Medium và High. Ngoài ra, một số tựa game cung cấp cho bạn tùy chọn chi tiết hơn ví dụ như:
Qua đó bạn có thể thấy, phần này cho bạn tùy chọn trong việc điều khiển chi tiết hình ảnh trong game, các tựa game FPS tiết tấu nhanh có thể không quan trọng khi mà game diễn ra với tốc độ rất cao, bạn khó có thể chú ý đến chi tiết vật thể trong game nhưng các tựa game RPG như Skyrim hoặc ngay kể cả sandbox-openworld như Far Cry series việc trải nghiệm một thế giới rộng mở và chân thực là cần thiết. Nhiều game thủ có thể dành hàng giờ để ngắm phong cảnh trong game.
Shadow Detail: Độ đổ bóng
Một trong những tùy chỉnh mà nhiều người hy sinh để có thể đem lại hiệu năng chơi game tốt hơn, nhưng nếu bạn có một dàn máy đủ khỏe tôi khuyên bạn nên thử điều chỉnh tăng nó lên một chút. Hiệu ứng hình ảnh đem lại sẽ chân thật hơn rất nhiều lần. Như ví dụ dưới đây, bạn có thể bấm vào và kéo thanh trượt để so sánh.
[su_lightbox type=”iframe” src=”http://dotung.com/game4v_redirect/”][su_button] Bấm vào đây để so sánh thay đổi Shadow Detail[/su_button][/su_lightbox]
Anti-aliasing: Khử răng cửa hình ảnh
Như bạn đã biết hình ảnh được cấu tạo từ những pixel – điểm ảnh nhỏ mà những điểm ảnh này lại có hình vuông. Khi chúng tập hợp lại để hiển thị một đường thẳng thì không có vấn đề gì, nhưng để làm sao chúng tập hợp và thể hiện 1 đường tròn hay góc cạnh, chắc chắn sẽ sinh ra hiệu ứng cầu thang như thế này.
Anti-aliasing sinh ra là để lấp đầy những khoảng trống giữa những điểm ảnh đó với mục đích làm hình ảnh mượt mà hơn.
Tuy nó tốn rất nhiều tài nguyên máy nhưng đem lại cho các bạn là hình ảnh mượt và có chút hơi mờ ảo, cảm giác cũng vì thế mà thật hơn. Kỹ thuật Anti-aliasing có rất nhiều như: FXAA, MSAA… tôi xin dành lại vào loạt bài khác để giải thích kĩ hơn
Kết
Những yếu tố tôi nêu trên đây là những cài đặt quan trọng nhất để đem lại trải nghiệm chơi game tối ưu. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tựa game khác nhau mà nó sẽ có những mục cài đặt nhỏ như: Terrain Detail (Chi tiết địa hình), Weather (Thời tiết), Fog (sương mù),… Chúng đều có nhiệm vụ làm cho môi trường của game thật nhất có thể. Đọc đến đây phần nào bạn hiểu được lý do tại sao hardcore-gamer luôn muốn đạt được khái niệm “Max-setting” – đạt được tối đa các cài đặt có thể có trong game.
Các bạn có bất cứ ý kiến gì về Game Settings, vui lòng để lại comment ngay dưới đây để Game4V tiện giải đáp.
Đỗ Tùng